XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU cho thú cưng được chỉ định thực hiện khi thú cưng mắc một số bệnh nghiêm trọng. Xét nghiệm sẽ đo nồng độ một số chất trong máu, từ đó đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó.
Vậy khi nào chủ nuôi nên xét nghiệm sinh hóa cho chó mèo? Việc xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng định kỳ sẽ giúp ích ra sao đối với sức khỏe của thú cưng? Cùng tìm hiểu về vấn này trong bài viết dưới đây .
Vì sao phải xét nghiệm sinh hóa máu cho thú cưng định kỳ?
Xét nghiệm sinh hóa máu cho thú cưng là một xét nghiệm y học thông dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý nội khoa. Với loại xét nghiệm này, có thể đánh giá toàn bộ chức năng các bộ phận cơ thể của thú cưng:
-Giúp phát hiện bệnh lý sớm, chính xác từ đó có lộ trình điều trị kịp thời giúp thú cưng sớm phục hồi.
-Giảm thiểu biến chứng gây bệnh lý nghiêm trọng ở thú cưng.
-Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí điều trị cho chủ nuôi.
-Hiểu rõ tình trạng cơ thể và sức khỏe của thú cưng, từ đó có kế hoạch và chế độ chăm sóc phù hợp.
Cùng tìm hiểu về các chỉ số để các bạn có thể biết được cún nhà mình gặp tình trạng gì khi các bác sĩ đưa kết quả xét nghiệm nha:
AST (Aspartate aminotransferase) Hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) ở bào tương và ty thể của tế bào, cơ tim, cơ vân, thận, tuỵ, phôi, bạch và hồng cầu => không đặt hiệu
Chó: 9.2 – 39.5 U/L. Mèo: 9.2 – 39.5 U/L
Tăng: Tổn thương cơ, bỏng, tim mạch, tán huyết, chó con mới sinh tăng 2-3 lần là bình thường nhưng ở chó trưởng thành tăng vậy có thể là bệnh gan
Giảm: thiếu vitamin B6, chó mèo già, suy thận mạn
ALT (= Alanine aminotransferase ) Hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) là một loại enzym có nhiều ở bào tương tế bào gan nhạy và đặt hiệu hơn trong bệnh gan [liver disease].
Chó: 8.3 – 52.5 U/L. Mèo: 8.3 – 52.5 U/L
Tăng cao: viêm gan cấp
Tăng vừa: viêm mạn, gan nhiễm mỡ, ngộ độc, thuốc, thiếu máu truỵ mạch, khối u
Ure là sản phẩm thoái hoá quan trọng nhất của protein được thải qua thận. Khi suy giảm chức năng thận, thận không thải đầy đủ ure và các chất thải khác lám chúng ứ lại và tăng lên trong máu. Vì Ure là chất dễ định lượng nên tăng ure máu là một chỉ điểm của suy thận, nhưng không đặc hiệu.
Chó: 15.4 – 31.2 mg/dL. Mèo: 13.4 – 32.5 mg/dL
Tăng bệnh lý: suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến, bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu, suy tim
Giảm: Ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy dinh dưỡng dùng thuốc và truyền dịch
CREA (= Creatinine ) là một sản phẩm phụ của biến dưỡng cơ và được bài tiết bởi thận.
Chó: 0.5 – 1.6 mg/dL. Mèo: 0.5 – 1.9 mg/dL
Tăng bệnh lý: có thể chứng tỏ bệnh thận (hoại tử ống thận cấp tính, viêm cầu thận, viêm bể thận) hay tình trạng tắc nghẽn đường tiểu [urinary obstruction], bệnh cơ, viêm khớp, chứng cường giáp [Hyperthyroidism] và chứng đái tháo đường [diabetes], nhiễm trùng,…
Tăng sinh lý: mất nước, dùng thuốc, khẩu phần ăn quá nhiều đạm
Giảm: Loạn dưỡng cơ ở chó già, chó mèo mang thai, truyền dịch, thiếu máu, suy dinh dưỡng, cường giáp
Tình trạng hàm lượng BUN tăng và CREA bình thường chứng tỏ tình trạng bệnh mới bắt đầu hay bệnh nhẹ.
Tình trạng hàm lượng BUN tăng và CREA tăng với hàm lượng Phốt-pho cao chứng tỏ tình trạng thận đã bị bệnh lâu dài [a long standing kidney disease].
CK – MB: Men tim
Chó: 52 – 368 U/L. Mèo: 69 – 214 U/L
Glucose:
Chó: 3.6 – 6.5 U/L. Mèo: 3.8 – 6.1 U/L
Uric:
Chó: 0.2 – 0.9 mg/dL. Mèo: 0 – 0.5 mg/dL
Triglycerid:
Chó: 29 – 291 mg/dL. Mèo: 25 – 160 mg/dL
Protein:
Chó: 55 – 75 g/L. Mèo: 57 – 80 g/L
Globulin:
Chó: 16 – 36 U/L. Mèo: 24 – 37 g/L
GGT:
Chó: 0 – 14 U/L. Mèo: 1.8 – 12 U/L
Cholesterone:
Chó: 92 – 324 mg/dL. Mèo: 75 – 220 mg/dL
Canxi:
Chó: 8.9 – 11.4 mg/dL. Mèo: 7.9 – 10.9 mg/dL
Bili-T:
Chó: 0.1 – 0.3 mg/dL. Mèo: 0.1 – 0.4 mg/dL
Bili-D:
Chó: 0 – 0.4 mg/dL. Mèo: 0 – 0.4 mg/dL
Amylase:
Chó: 290 – 1125 U/L. Mèo: 371 – 1192 U/L
ALP:
Chó: 10 – 150 U/L. Mèo: 12 – 65 U/L
Albumin:
Chó: 27 – 44 U/L. Mèo: 24 – 47 g/L
Lipase:
Chó: 77 – 695 U/L. Mèo: 10 – 205 U/L